Thân mến chào các bạn đã đến với Forex tiensanh.com
Hôm nay các bạn sẽ cùng Forex tiensanh.com tìm hiểu:
Moving Average là gì? Tại sao Moving Average là chỉ báo được sử dụng nhiều nhất trên thế giới?
Công thức cấu tạo và ý nghĩa của Moving Average là gì? Những cách sử dụng Moving Average hiệu quả trong giao dịch Forex? …
Nào các bạn hãy cùng Forex tiensanh.com làm rõ các câu hỏi trên nhé !
MOVING AVERAGE LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG MOVING AVERAGE ĐỂ XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG VÀ GIAO DỊCH HIỆU QUẢ
1. Đường trung bình trượt MA (Moving Average) là gì?
Moving Average (viết tắt là MA) hay còn gọi là Đường trung bình trượt, là chỉ báo kỹ thuật (Indicator) được sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch Forex.
Đường trung bình trượt là đường nối tất cả những giá đóng cửa trung bình trong N chu kỳ, với N được chọn trước tùy ý
Ví dụ:
Đường Moving Average 10 (MA 10) trên biểu đồ D1 là đường nối tất cả những giá đóng cửa trung bình trong 10 ngày gần nhất.
Hay Đường Moving Average 20 (MA 20) trên biểu đồ D1 là đường nối tất cả những giá đóng cửa trung bình trong 20 ngày gần nhất.
Đường Moving Average là một cách “làm dịu” những biến động giá phức tạp trở nên mượt mà hơn để giúp bạn quan sát tốt hơn xu hướng hiện tại của thị trường.
Đường Moving Average 10 và Moving Average 20 trên biểu đồ D1 sẽ trông như thế này:
Moving Average là chỉ báo (Indicator) cơ bản nhất nhưng lại là quan trọng nhất. Lý thuyết của nó là tiền đề cho rất nhiều các chỉ báo khác được sinh ra và ứng dụng trong giao dịch thị trường Forex.
Đường Moving Average có thể sử dụng để xác định xu hướng thị trường hoặc có thể dùng để xác định các điểm giao dịch.
Đường Moving Average thực sự đơn giản từ trong khái niệm cũng như trong cách sử dụng nó… về mặt lý thuyết. Còn thực tế đương nhiên bạn sẽ phải dùng đúng mới có hiệu quả, điều này Forex tiensanh.com sẽ giúp bạn nhé.
2. Chu kỳ của Moving Average
Như đã nói, đường Moving Average làm “mượt” đường giá hơn trên biểu đồ. Mức độ “mượt” phụ thuộc vào thông số chu kỳ (period) của đường Moving Average.
- Chu kỳ càng nhỏ thì đường Moving Average càng bám sát giá và nhạy cảm với giá.
- Chu kỳ càng lớn thì đường Moving Average càng mượt, ít biến động so với giá hơn.
Hãy xem ví dụ:
Quan sát biểu đồ, bạn sẽ dễ thấy đường MA 10 phản ứng với giá nhạy bén hơn, có những đường cua “gắt” hơn, trong khi đường MA 21 thì “mượt mà” hơn.
Chu kỳ thời gian càng ngắn, số lượng các giá đóng cửa được đưa vào tính toán trung bình càng ít, điều đó có nghĩa là đường Moving Average càng ở sát giá hiện tại.
Nếu chu kỳ thời gian quá ngắn có thể làm giảm tính hữu dụng của đường Moving Average trong việc xác định xu hướng chung.
Chu kỳ thời gian càng dài, số lượng các giá đóng cửa được đưa vào tính toán trung bình càng nhiều, điều đó có nghĩa là đường Moving Average không chịu nhiều sự ảnh hưởng từ những điểm giá đơn lẻ.
Nếu chu kỳ thời gian quá dài, đường Moving Average có thể trở nên quá “mượt mà” và bạn không thể phát hiện bất kỳ xu hướng nào! (xem MA50 trên biểu đồ trên).
Có 2 dạng đường Moving Average chính, đó là SMA và EMA.
Vậy SMA và EMA là gì? Công thức tính toán SMA và EMA là gì? SMA và EMA có gì giống và khác nhau? Cách áp dụng SMA và EMA vào giao dịch Forex? …
Đầu tiên, chúng ta đến với …
3. SMA – Simple Moving Average là gì?
3.1 SMA là gì?
SMA là viết tắt của Simple Moving Average, có nghĩa là đường trung bình động đơn giản.
SMA là loại đường trung bình động đơn giản nhất sử dụng trong phân tích và giao dịch Forex.
3.2 Công thức tính SMA là gì?
SMA = (P1 + P2 + P3 + … + Pn)/N
SMA được tính bằng cách lấy trung bình cộng của N giá đóng cửa gần nhất.
Ví dụ: SMA(10) là lấy trung bình giá đóng cửa của 10 cây nến trước đó.
Trong đó :
N=10;
P1,P2,P3,P4,…..P10: là giá đóng cửa của 10 cây nến trước đó.
Giờ nhìn vào công thức tính toán của SMA bạn đã biết lý do tại sao MA nói chung hay SMA và EMA nói riêng đều là chỉ báo trễ rồi chứ?
Đúng vậy! Giá trị SMA hiện tại được tính toán bằng các giá đóng cửa trong quá khứ.
4. EMA – Exponential Moving Average là gì?
4.1 EMA là gì?
EMA là gì? EMA là viết tắt của Exponential Moving Average, có nghĩa là “Trung bình động lũy thừa”.
EMA là loại đường trung bình động có cấu tạo phức tạp hơn SMA một chút và cũng được sử dụng rất nhiều trong phân tích và giao dịch Forex.
4.2. Công thức tính EMA là gì?
EMA = P(HIỆN TẠI)*K + EMA(HÔM QUA)*(1-K)
trong đó K = 2/(N+1)
Cùng là đường trung bình động nhưng EMA có công thức tính toán phức tạp hơn SMA rất nhiều.
Đặc trưng
– EMA phản ứng nhanh hơn với những thay đổi giá gần đây so với SMA. Công thức tính EMA chỉ liên quan đến việc sử dụng hệ số mũ và bắt đầu với SMA.
Thông thường, các nhà phân tích thường sử dụng EMA cho 19 ngày và 39 ngày. Khi tính toán giá trị EMA cho 19 ngày và 39 ngày, trọng số của ngày gần nhất lần lượt là 0,10 và 0,05, do đó việc tính toán trở nên dễ dàng hơn.
Ưu điểm của việc sử dụng EMA là dễ tính và trọng số ngày gần nhất lớn hơn. Do đó, EMA còn được gọi là trung bình trượt có trọng số.
Forex tiensanh.com
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào đừng ngần ngại để lại comment bên dưới,
Forex tiensanh.com sẽ trả lời bạn trong trong thời gian sớm nhất, cụ thể và chi tiết nhất.