7. Nhật kí thất bại
George Soros
"Tôi giàu có vì tôi biết khi nào mình sai… Tôi tồn tại được nhờ nhận ra các sai lầm của mình"
Bạn có nhớ các giao dịch cũ mình đã từng thực hiện không?
Nếu bạn là người có trí nhớ siêu việt thì chuyện nhớ rõ từng mức giá và vị trí nến tại tất cả các thời điểm là điều đơn giản. Còn nếu bạn không thể nhớ hết thì việc đơn giản là ghi chép và chụp hình lại.
Đó có thể là một mẫu mô hình có xác suất thành công cao, hoặc có một hệ thống chỉ báo không hoạt động tốt trong điều kiện thị trường hiện tại. Bạn có thể đã không tuân thủ kế hoạch giao dịch làm cho hiệu quả của lệnh bị sai lệch. Bạn sẽ rất khó để cải thiện và học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ khi không có nhật ký giao dịch.Vì con người có hành vi lặp lại các thói quen. Việc ghi lại nhật ký giao dịch giúp bạn biết được bạn đã từng làm sai điều gì, làm đúng điều gì và có điều gì bạn có thể cải thiện được. Hãy là một trader nghiêm túc và ghi chép lại nhật ký giao dịch cẩn thận nhé.
Nhật kí có thể không giúp bạn kiếm được lợi nhuận nhưng có thể giúp giảm đi những kế hoạch sai vì bản năng.
8. Được và mất
George Soros
"Anh đúng hay anh sai, điều đó không quan trọng, cái chính là anh kiếm được bao nhiêu khi anh đúng và mất bao nhiêu khi anh sai."
Trong giao dịch việc bạn giao dịch thất bại là điều đơn giản. Các huyền thoại đầu tư như George Soros, Jesse Livermore, Benjamin Graham không phải có tỉ lệ thắng 100%. Tỉ lệ của họ chỉ ở mức 50% các giao dịch có lãi. Vấn đề nằm ở chỗ được-và-mất. Đúng thì bạn được bao nhiêu và sai thì mất bao nhiêu.
Hãy xây dựng cho bản thân một kế hoạch tỉ lệ giao dịch thấp nhất là 1/1.5 hoặc ½ trở lên để khi bạn sai các lệnh đúng sẽ trả chi phí cho kế hoạch sai đó. Tuân thủ theo kế hoạch đã định trước khi vào lệnh. Đường giá có thể khiến kế hoạch bị thay đổi.
9. Miếng Phomai trên cái bẫy chuột
Robert Arnott
“Trong đầu tư, thứ gì càng dễ dàng thì lại hiếm khi sinh lời”
Những giao dịch dễ dàng có được lợi nhuận thường không nhiều. Ví như việc mọi người học mô hình nến và khi nến breakout ra khỏi mô hình tự động tiềm thức về bài học được kích hoạt. Các trader chuyên nghiệp hiểu suy nghĩ của một tay nghiệp dư và họ luôn tìm các tín tín hiệu từ giá, ví như tín hiệu False Break để giao dịch, họ làm điều ngược lại với đám đông. Nhà cái sẽ tạo cho bạn các mô hình đi đúng sách giáo khoa mà bạn được học. Bạn vui mừng vì kiếm được lợi nhuận và sau vài lần bạn bước đi trên mây để rồi All-in tài khoản và BỤP. Bạn đã quay vào ô hết tiền của trò chơi tiền tệ.
Và bạn hãy luôn nhớ rằng miếng phomai miễn phí chỉ ở trên cái bẫy chuột.
10. End Game. Who winnner ?
Shark Hưng
“Trong mọi cuộc cờ bạc, cuộc chơi Forex. Tổng tiền con bạc mang vào bao giờ cũng có 70% chi cho người đúng 30% trả cho người luôn thắng. ĐÓ LÀ NHÀ CÁI"
“Nhà cái luôn thắng”. “Con bạc chỉ đứng dậy khi nó cháy túi hoặc hết tiền”. Đấy là những câu nói được đem ra để răn dạy các traders mới mà mình rất hay nghe thấy. Tuy nhiên làm thế nào để tránh được tâm lý con bạc:
- Sợ thua lỗ: Việc sợ thua lỗ, sẽ dẫn đến việc Trader cố gắng tìm các kèo “X tài khoản to, nhưng rủi ro thấp”. Không có chuyện đó đâu.
- Góc nhìn hạn hẹp: Đưa ra những quyết định dựa trên góc nhìn của cá nhân, chứ không nhìn vào bức tranh toàn cảnh của thị trường.
- Tâm lý mỏ neo: Đưa ra quyết định dựa trên các kiến thức căn bản hoặc các bài viết gắn mác chuyên gia hay thông tin nội bộ.
- Tâm lý bầy đàn: Đây là yếu tố quan trọng nhất, và cũng là yếu tố khiến cho người Việt thua lỗ nhiều. Người Việt mình rất thích chơi theo hội nhóm. Và khi 1 nửa hội nhóm post lãi, nửa hội còn lại cũng FOMO theo. Và dĩ nhiên, giàu có không bao giờ đến với số đông.
Đến cuối cùng. Tiền cứ chạy lanh quanh và rơi vào túi nhà cái dần dần. Nhà cái hơn con bạc ở chỗ họ có rất nhiều tiền và thời gian. Cái chết đến từ từ và nhẹ nhàng.
11. Phòng thủ là chiến thắng
Warren Buffett
“Điều thứ 1: Không để mất tiền
Điều thứ 2: Không được quên điều thứ 1”
Bạn còn nhớ các bài học đầu tiên khi bước vào thị trường Forex không ? Bạn có nhớ các thầy cô đã có nói “ Hãy quản lý vốn”.
Vậy quản lý vốn có tác dụng gì ? Quản lý vốn có kiếm được tiền ?
Người mới có xu hướng bỏ qua việc quản lý vốn trong những ngày đầu giao dịch, thậm chí trong đầu họ còn không có suy nghĩ nào về bảo toàn vốn. Họ sẽ sớm nhận được bài học trong những ngày đầu giao dịch trên thị trường nếu họ không thay đổi suy nghĩ của mình.
Bạn cần sống sót đủ lâu đến thời điểm mà bạn có thể bứt phá. Bạn không muốn bị thổi bay tài khoản đến nỗi bạn rời bỏ cuộc chơi trước khi bạn đạt đến đích. Giao dịch không chỉ dành cho những người siêu thông minh như nhiều người nghĩ nếu bạn kiên trì và vượt qua khó khăn trong những ngày đầu. Bạn cần học cách quản lý vốn và rủi ro của mình. Đừng All-in những gì bạn có vào cuộc chơi và mong chờ điều tốt đẹp hoặc bạn sẽ sớm thấy mình gia nhập hàng ngũ của những người giao dịch thua lỗ.
Quản lý vốn không giúp bạn kiếm được tiền nhưng không quản lý vốn bạn sẽ hết tiền.
12. Tiền là Tất Yếu
Alexander Elder
“Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn là giao dịch tốt, không phải giao dịch thường xuyên”
Hầu hết người mới đều chú trọng số dư tài khoản giao dịch của họ đến mức họ chỉ nghĩ rằng nó sẽ đi lên, và nếu nó đi xuống, họ hoàn toàn hoảng loạn. Đây có lẽ là nguyên nhân sâu xa của hầu hết các giao dịch thất bại.
Bạn không thể trở thành một trader thành công nếu lúc nào cũng nghĩ về tiền. Chúng ta đến đây mục tiêu đầu tiên là kiếm ra ( nhiều ) tiền, sự thật là : Bạn chỉ kiếm được tiền khi giỏi trong việc giao dịch.
Hãy tập trung vào việc trở thành nhà giao dịch giỏi, rèn luyện việc thực thi kỷ luật và kiềm chế cảm xúc, rèn luyện kỹ năng quan sát và đọc hiểu thị trường, cố gắng loại bỏ hoàn toàn cái tôi của mình khi bước vào thị trường.