CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ NẾN THƯỜNG GẶP | Forex tiensanh.com | Forex Căn Bản Bài 6

Mến chào bạn hữu đường xa đã quay trở lại với Forex tiensanh.com.

Ở Bài 6 này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 

– Các dạng biểu đồ nến thường gặp .

– Ưu điểm của từng lọai biểu đồ

– Ý nghĩa và tính ứng dụng của từng loại biểu đồ nến .

I- Các dạng biểu đồ thường gặp : 

Trên thị trường Forex có 3 loại biểu đồ phổ thông , được nhiều trader biết đến :

– Biểu đồ đường thẳng

– Biểu đồ thanh

– Biểu đồ nến 

    1. Biểu đồ đường thẳng

Là một đường kẻ đơn giản từ một giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại đến giá đóng cửa phiên giao dịch tiếp theo. 

Khi nối các đường kẻ lại với nhau, ta có thể thấy một bức tranh chuyển động giá chung của một cặp tiền tệ trong một chu kỳ thời gian. 

   2. Biểu đồ thanh

Biểu đồ thanh thì phức tạp hơn một chút. Nó thể hiện giá mở cửa và giá đóng cửa, cũng như các giá đỉnh và đáy. 

Thanh giá chiều dọc cho thấy biên độ giao dịch của cặp tiền tệ. 

Vạch ngang ở bên trái của thanh giá thể hiện giá mở cửa, và phía bên phải của thanh giá thể hiện giá đóng cửa .

   3. Biểu đồ nến nhật :

Tương tự như biểu đồ thanh 

Nhưng biểu đồ nến thì có thân nến nhìn rất rõ , còn biểu đồ thanh thì không

Biểu đồ nến thường cho trader cảm xúc mạnh mẽ hơn biểu đồ thanh và biểu đồ đường . Ngoài ra nó cũng cung cấp các dữ liệu trực quan hơn khi chúng ta kết hợp các bộ nến lại với nhau giúp trader dễ dàng phân tích .

Vì thế biểu đồ nến là biểu đồ được 80% các trader trên thế giới hiện nay yêu thích sử dụng rộng rãi .

Ưu và nhược điểm từng loại biểu đồ : 

Biểu đồ đường thẳng : là loại biểu đồ đơn giản , dễ hiểu nhất . Tuy nhiên nó chỉ có một mức giá trung bình ở một thời điểm nhất định , nên điểm yếu là không cung cấp nhiều dữ liệu từ thị trường .

Biểu đồ đường thẳng phù hợp với nhà đầu tư giá trị , họ thường mua bán dài hạn và không quan tâm đến các biến động giá trong ngày . 

Biểu đồ thanh : Là loại biểu đồ được phát triển từ phương tây , nó cung cấp 4 mức giá giúp trader có thể dễ dàng nắm bắt được biên độ dao động của thị trường trong thời gian ngắn .

Nhược điểm của biểu đồ thanh là hơi khó nhìn cho người mới vì thân nến nhỏ , và các vạch ngang thể hiện giá đóng cửa và mở cửa sẽ khó phân biệt đâu là nến tăng và đâu là nến giảm .

Các trader phương tây và chuyên nghiệp thường sử dụng mô hình biểu đồ thanh . Vì nó cung cấp đầy đủ dữ liệu không thua kém biểu đồ nến , nhưng lại hạn chế được cảm xúc Fomo khi nhìn nến xanh xanh đỏ đỏ .

Biểu đồ nến nhật : Là loại biểu đồ hoàn hảo , cung cấp đầy đủ dữ liệu giá một cách sinh động trên biểu đồ . 

Đây là biểu đồ được đa số nhà đầu tư sử dụng để phân tích thị trường .

Điểm yếu duy nhất của biểu đồ nến là tạo ra cảm xúc mạnh qua các thanh nến xanh đỏ .

Bạn sẽ nhìn thấy các trader chuyên nghiệp khắc phục điều này bằng cách sử dụng biểu đồ nến đen – trắng để hạn chế cảm xúc khi nhìn nến .

Kết luận : Biểu đồ nến phù hợp với bạn là 

– Đầu tư giá trị : Biểu đồ đường 

– Đầu tư lướt sóng : Biểu đồ thanh hoặc biểu đồ nến

II- Các biểu đồ nến nâng cấp : 

Sau đây Sanh giới thiệu cho bạn 2 biểu đồ nâng cấp ( Thực ra có nhiều hơn , nhưng Sanh chỉ giới thiệu biểu đồ được nhiều người biết đến )

Mục đích của các biểu đồ nâng cấp này dùng vào 2 mục đích : 

– Khắc phục điểm yếu của biểu đồ truyền thống

– Cung cấp các tín hiệu , điểm vào lệnh rõ ràng hơn

Ví dụ : Biểu đồ đường thẳng cung cấp các mức giá trung bình , nhưng không cho biết rằng ở thời điểm hiện tại với mức giá này thì thị trường đang ở trong xu hướng tăng hay giảm .

Vì thế biểu đồ vùng cơ sở ra đời 

Khi giá nằm ở đường màu xanh tức là xu hướng đang tăng .

Khi giá nằm ở đường màu đỏ tức là xu hướng đang giảm .

Hoặc biểu đồ nến nhật đã cung cấp đầy đủ các dữ liệu giá cho trader , nhưng lại không chỉ ra được các tín hiệu vào lệnh .

Vì thế mô hình nến Heikin Ashi ra đời

Mô hình nến này cung cấp tín hiệu vào lệnh an toàn cho nhà đầu tư .

Cấu tạo của biểu đồ nến Heikin Ashi này như sau 

Mô hình nến Heikin Ashi (HA) tiếng Việt mang ý nghĩa là “Nến trung bình”. Sở dĩ có cái tên này là bởi vì thành phần cấu thành quan trọng nhất của nó chính là giá trị trung bình. Nếu như mô hình nến Nhật thông thường được xây dựng từ những mức giá thấp nhất, cao nhất, đóng cửa và mở cửa thì đối với nến Heiken Ashi lại được xây dựng theo như công thức dưới đây :

Mở nến HA = trung bình đóng và mở nến Heiken Ashi trước đó:

(Đóng HA kì trước + Mở HA kì trước)/2

Đóng nến HA = trung bình cộng của giá mở, cao nhất, thấp nhất của kì:

(Mở + Đóng + Cao nhất + Thấp nhất)/4

Đỉnh nến HA: chọn mức cao nhất trong 3 mức: Cao nhất, mở nến HA, đóng nến HA.

Đáy nến HA: chọn mức thấp nhất trong 3 mức: Thấp nhất, mở nến HA, đóng nến HA.

Chúng ta dễ thấy mô hình nến HA ảnh hưởng trực tiếp đến nhau, cụ thể là ở mức giá mở phụ thuộc vào 2 chỉ số của nến trước đó, hình thành đặc trưng riêng của dòng nến Heiken Ashi – độ trễ.

“Chậm mà chắc” là câu nói thích hợp nhất đối với loại nến này. Nó sẽ cho chúng ta những tín hiệu mua bán chậm, trễ hơn so với mô hình nến thông thường và khiến chúng ta khó có thể tối ưu hóa lợi nhuận bằng những pha “mua đáy bán đỉnh” thần thánh.

  • Tuy nhiên nó giúp chúng ta có những lệnh ra vào an toàn và chất lượng hơn bởi:Hạn chế tối đa những tín hiệu nhiễu, sai lệch từ thị trường, đặc biệt đối với thị trường tiền điện tử biến động khôn lường như hiện nay.
  • Thể hiện rõ ràng hơn xu hướng của thị trường.
  • Và cuối cùng, nó đơn giản, dễ đọc, không có quá nhiều mô hình, phù hợp với những người chơi mới.

Forex tiensanh.com

—————

Như vậy là bạn đã hoàn thành bài 6 rồi .

Hẹn gặp lại bạn trong bài 7 : Biểu đồ nến nhật và cách ứng dụng .

0 0 phiếu bầu
Article Rating
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận