Mến chào bạn hữu đường xa đã trở lại ^^!
Trong bài viết này mình sẽ nói chi tiết về lý thuyết dow – nền tản phát triển của phân tích kỹ thuật ngày nay .
Ngoài ra sẽ hướng dẫn bạn hữu cách ứng dụng thực chiến vào trong đồ thị như thế nào nhé .
Trader ngày nay hiếm ai còn nhớ và sử dụng học thuyết Dow. Chính lý thuyết này là khởi nguồn cho mọi trường phái phân tích kỹ thuật và các thuật ngữ mà trader sử dụng ngày nay như trend, sideway… Điều ít ai biết về người sáng lập học thuyết này Mr. Charles H.Dow cũng chính là người sáng lập nên tờ Wall Street Journal nổi tiếng của phố Wall.
I. NGUỒN GỐC CỦA LÝ THUYẾT DOW.
Lý thuyết Dow khởi nguồn từ 1 nhân vật nổi tiếng của chứng khoán Mỹ – Ông Charles H.Dow. Ông Dow chính là người sáng lập ra chỉ số Dow – Jones (cùng với cộng sự Jones).
Lý thuyết Dow không có sách hay tài liệu thống nhất mà đó là quan điểm của Ông Dow được các nhà phân tích và bình luận về sau tổng hợp từ các bài viết, phát biểu của ông mà hình thành nên.
Thời gian xuất hiện của Lý thuyết Dow có từ cuối thế kỷ 19, và như vậy thời gian tồn tại của nó là hơn 1 thế kỷ.
Lý thuyết Dow là một lý thuyết rất cơ bản, tuy thế nó không đơn giản để một nhà đầu tư mới có thể hiểu hết được. Ở đây chúng ta sẽ nói trên phương diện dễ hiểu và gần như đầy đủ về lý thuyết Dow.
Lý thuyết Dow là một lý thuyết cơ bản, những lý thuyết khác sau này cũng dựa trên nền tảng của lý thuyết này mà phát triển. Trường phái phân tích kỹ thuật cũng thừa kế và phát triển trên nền tảng của lý thuyết Dow, làm cho lý thuyết này thêm vững chắc, đơn giản hơn và dễ hiểu hơn và thực tế hơn bằng đồ thị.
II. 6 LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT DOW.
1. Thị trường phản ánh mọi thứ: học thuyết Dow cho rằng thị trường có tính hiệu quả, nghĩa là giá trên thị trường phản ứng với toàn bộ thông tin hiện có trên thị trường.
2. Ba loại xu hướng của thị trường: Dow cho rằng thị trường sẽ có một trend chính, một trend thứ cấp và một trend ngắn hạn.
3. Trend chính có 3 pha: pha tích luỹ (accumulation), pha tăng (big move) và pha quá độ. Với thị trường giảm thì sẽ có tên gọi lần lượt là pha phân phối (distribution), pha giảm mạnh, pha tuyệt vọng (panic phase).
4. Các chỉ số trong thị trường phải xác định lẫn nhau: Dow sử dụng chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số ngành vận tải (Transportation Averages) để đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Chỉ khi cả 2 chỉ số cùng tăng, trend của thị trường mới có thực.
5. Volume thị trường xác định trend: trong trend tăng, volume thị trường sẽ tăng khi giá tăng (đi đúng xu hướng) và ngược lại volume giảm chứng tỏ trend tăng đang có dấu hiệu suy yếu.
6. Xu hướng sẽ tồn tại lâu dài đến khi sự đảo chiều của thị trường xuất hiện rõ ràng: sự đảo chiều của trend chính rất dễ nhầm với một đợt giá hồi của một con trend thứ cấp, nên hãy chờ đợi trend chính đảo chiều một cách rõ ràng để xác định đúng xu hướng của thị trường.
III. NGUYÊN LÝ QUAN TRỌNG TRONG LÝ THUYẾT DOW.
Lý thuyết Dow gồm 2 xu thế: Xu thế chính và xu thế phụ (là xu thế ngăn cản xu thế chính).
Xu thế chính được gọi là xu thế cấp 1, xu thế phụ là xu thế cấp 2.
VD: Xu thế cấp 1 là xu thế tăng, thì xu thế cấp hai là xu thế giảm. Còn xu thế cấp 1 là xu thế giảm thì xu thế cấp hai là xu thế tăng.
Hoặc để dễ hiểu hơn bạn cứ nghĩ đơn giản như này : trên đường từ nhà đến nơi làm việc là xu thế chính cấp 1 . Nhưng ổ gà , công an giao thông là xu thế phụ cấp 2 nhằm ngăn cản xu thế cấp 1 .
Để nhận biết được đâu là xu thế tăng và đâu là xu thế giảm thì trước tiên bạn phải vẽ được mức kháng cự và hỗ trợ.
Nếu như đường giá đâm thủng mức kháng cự, thì điều gì sẽ xảy ra? Có phải là nó sẽ tiếp tục tăng phải không? Ngược lại mức hỗ trợ cũng như vậy. Nếu đường giá xuyên thủng mức hỗ trợ, thì giá sẽ tiếp tục giảm.
Nếu xu thế cấp 1 ở đây là xu thế tăng, thì nó sẽ chỉ tiếp diễn khi và chỉ khi đường giá xuyên thủng mức kháng cự như hình minh họa ở bên dưới :
Lý thuyết Dow diễn tả rất rõ về xu hướng chính của thị trường, báo hiệu 1 đà tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
Lý thuyết Dow là nền tảng phân tích kỹ thuật của mọi phân tích kỹ thuật. Tất cả những trader lão luyện, những nhà đầu tư, chuyên viên phân tích tài chính phố Wall đều phải nắm rõ. Nhưng thị trường tài chính luôn đầy rẫy những cạm bẫy hòng đánh lừa những trader “sách vở”
Ví dụ sau sẽ chứng minh rõ việc nếu áp dụng máy móc những lý thuyết phân tích kỹ thuật sẽ bị dính bẫy của các tổ chức quỹ, tổ chức phía sau sàn giao dịch (mà chúng ta thường gọi là cá mập)
Xu thế cấp 1 tưởng chừng như sẽ tiếp diễn khi phá cản $140 nhưng…
Đợt bão vào dịp Tết nguyên đán vừa qua đã khiến cả thị trường đổ máu, vốn hóa bay hơi gần 500 tỷ USD và NEO không nằm ngoài cơn bão.
Giá NEO chạm mức $65 và đã tăng từ từ lên $140 (xu thế cấp 1) và 1 xu thế giảm (xu thế cấp 2) được hình thành bởi sự chốt lời của phe bán. Từ mức giá $110, đường giá đã “bò” lên $145 (xu thế cấp 1).
Nếu như ai đó vừa mới được học về lý thuyết Dow mà áp dụng máy móc vào trường hợp này, tôi cá họ sẽ Buy mạnh ở vùng giá $140 – $145, vì nếu theo lý thuyết Dow, giá sẽ tăng mạnh lên vùng kháng cự mạnh $16x – $170.
Nhưng có vẻ NEO đã làm những nhà đầu tư thất vọng về lý thuyết Dow và phân tích kỹ thuật. Trong trường hợp này. Xu thế cấp 1 đã không thể tiếp diễn và đường giá cắm đầu là điều dễ hiểu vì vùng kháng cự $130 – $140 quá cứng. Nếu là tôi, tôi cũng sẽ mua ở vùng Entry $140 – $145, nhưng khi giá down về mức $120 – $128 tôi sẽ lập tức cắt lỗ và chấp nhận thua dành tiền dành cho cơ hội khác.
Các trader lão làng có câu: “thà mất cơ hội còn hơn mất tiền” và câu nói đó sẽ rất đau khi dành tặng cho những người không chịu cắt lỗ.
IV. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LÝ THUYẾT DOW
Trái lại với việc nhiều người vẫn coi Lý thuyết Dow là một dạng kim chỉ nam, một dạng bí kíp tuyệt học cho lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, thì nhiều nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê hiện đại lại cho thấy Lý thuyết Dow cũng có nhiều hạn chế. Dưới đây là một số hạn chế cơ bản.
Lý thuyết Dow quá trễ
Đây là một phê bình đúng. Đôi khi người ta còn thậm chí cho rằng nếu mỗi biến động lớn của thị trường được chia thành ba phần thì Lý thuyết Dow sẽ làm người tuân theo nó mất đi cơ hội kiếm lời ở phần đầu và cuối của biến động này, có khi là mất đi toàn bộ cơ hội.
Nhắc lại rằng đây là một điểm đúng về Lý thuyết Dow, nhưng trên thực tế những hành động theo đúng Lý thuyết Dow cũng đã mang lại lợi nhuận rất lớn và có rất ít người đạt được mức lợi nhuận này. Những ghi nhận và tính toán cho thấy lợi nhuận sẽ rất cao nếu đầu tư theo đúng Lý thuyết Dow.
Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng
Điều này hoàn toàn rõ ràng. Việc áp dụng Lý thuyết Dow hoàn toàn dựa vào khả năng giải thích tình hình thị trường và chịu sự rủi ro đối với tính chính xác của những giải thích này. Dẵu sao cũng cần nhắc lại rằng lịch sử đã chứng minh nếu tuân thủ đúng theo lý thuyết Dow thì lợi nhuận sẽ rất cao.
Lý thuyết Dow thường làm cho nhà đầu tư băn khoăn
Bất cứ lúc nào Lý thuyết Dow cũng có thể đưa ra những câu trả lời dựa trên cơ sở hợp lý về tình hình thực tế của thị trường. Câu trả lời có thể sai, nhưng chỉ là trong một thời gian ngắn tương đối ở giai đoạn đầu của xu thế cấp 1 mới hình thành.
Sẽ cũng có lúc một nhà phân tích theo trường phái Dow nói với một nhà đầu tư rằng: “Xu thế cơ bản của thị trường có lẽ sẽ vẫn là lên giá nhưng thị trường đã bước vào thời kỳ nguy hiểm và tôi không thể khuyên bạn chính xác nên mua gì vào lúc này. Có lẽ đã quá muộn”.
Thường thì ý kiến phản đối này chỉ phản ánh những phản ứng đối với quan điểm của Lý thuyết Dow nguyên lý chỉ số bình quân phản ánh mọi thông tin và thông số của thị trường chứng khoán. Có thể ý kiến phản đối này là của những người có quan điểm bản thân về những biến động cổ phiếu không thống nhất với quan điểm của Lý thuyết Dow.
Trong những trường hợp khác, những lời chỉ trích nhằm vào Lý thuyết Dow chỉ phản ánh duy nhất một điều là sự thiếu kiên nhẫn của người đưa ra lời chỉ trích ấy. Sẽ có thể trong nhiều tuần hay nhiều tháng (điển hình là với thị trường đang xuất hiện mô hình đường ngang) Lý thuyết Dow không thể đưa ra một nhận định cụ thể nào. Khi đó nếu một nhà đầu tư “ưa họat động” phản ứng lại thì điều đó là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng tính kiên nhẫn là một phẩm chất không thể thiếu trên bất kì thị trường chứng khoán nào bởi nó sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những sai lầm nghiêm trọng.
Lý thuyết dow không giúp nhà đầu tư khi có biến động trung gian
Nếu bạn là nhà đầu tư trong ngắn hạn. Lý thuyết Dow hầu như không đưa ra (nếu có thì chỉ rất ít) những dấu hiệu về sự thay đổi trong các xu thế trung gian. Tuy nhiên nếu có thể có được những dấu hiệu này thì rõ ràng lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với chỉ đầu tư theo những biến động của xu thế cấp một.
Một số nhà kinh doanh chứng khoán đã dựa trên Lý thuyết Dow để đưa ra những nguyên lý phụ áp dụng cho các biến động trung gian. Nhưng nhìn chung chưa có một nguyên lý nào loại này họat động thực sự có hiệu quả.
Lý thuyết Dow chỉ là một công cụ – một chiếc máy để khi ta đưa dữ liệu vào thì nó đưa ra những kết quả về xu thế cấp 1 – xu thế chính của thị trường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều vận động theo xu thế đó. Lý thuyết Dow không thể chỉ ra, không thể giúp bạn xác định nên mua hay bán loại cổ phiếu nào.
Mong rằng qua bài viết trên thì bạn có thể phần nào hiểu được về ý nghĩa và cách sử dụng cũng như những hạn chế của Lý thuyết Dow.
Sanh chúc bạn có một ngày làm viêc hiệu quả và an lạc nhé .
Nhớ đón xem các bài viết mới nhất và đặt câu hỏi để Sanh giải đáp giúp bạn ở phần comment bên dưới nhé .