Bài học về Jesse Live More – Thiên tài đầu cơ được cả thế giới kính trọng
Những bài học của ông tự nhận ra :
Vào năm 1901, khi TTCK New York trong giai đoạn tăng trưởng, ông bỏ ra 10.000 USD mua cổ phiếu của Công ty Northern Pacific và giá trị tài khoản “biến” thành 50.000 USD.
Nhưng ông đã bán khống hai cổ phiếu khác và làm mất trọn số tiền trong tài khoản hai ngày sau đó. Qua đó, ông nhận ra rằng :
“Trader cần phải bị thua lỗ mới học được cách điều chỉnh bản thân phù hợp với thị trường”
Kinh nghiệm cay đắn đã giúp ông hiểu rằng :
khi “tiên đoán” thị trường là đồng nghĩa với đánh bạc, việc dự đoán thị trường như thế nào là rất khó.
“Việc đầu cơ cần khả năng kiên nhẫn và chỉ hành động khi thị trường phát ra tín hiệu đầu cơ”
————————
ông đã phạm sai lầm khi bán ra quá sớm để chốt lời khi thị trường đang tăng
Và ông nhận ra thêm một bài học nữa là :
Điều quan trọng là cần “quan sát thị trường “xem nó diễn biến ra sao và nó ảnh hưởng đến hầu THỊ TRƯỜNG CHUNG như thế nào , chứ không phải là cố dự đoán nó sẽ biến động như thế nào trong tương lai.
Trước khi chọn 1 cổ phiếu mình phải thấy được câu chuyện chung của thị trường .
Để nhìn thấy được điều đó bạn cần phải học về phân tích ( Kỹ thuật , cơ bản , tâm lý và liên thị trường )
Anh chọn đi theo con đường ít chông gai nhất – đánh lên trong thị trường tăng, và đánh xuống (bán khống) trong thị trường giảm. Nếu thị trường đi ngang, anh sẽ giữ tiền mặt đợi một xu hướng rõ ràng thiết lập.
—————
Đây là chiến lược ” hệ thống giao dịch theo xu hướng ” mà Jessi livermore sử dụng
————–
Jess không cảm thấy hấp dẫn với các cổ phiếu giá rẻ , anh không thích bắt đáy .
Anh có 1 hệ thống giao dịch tốt nhưng vẫn thu lỗ vì thị trường lúc nào cũng muốn thử thách các quyết định của anh .
Vì thế anh hiểu rằng , anh có tư duy sáng suốt, một hệ thống giao dịch kỷ luật theo nguyên tắc là đúng nhưng vẫn chưa đủ .
Anh nhìn những nhà giao dịch tài ba nhất ở phố wall và anh nhận ra rằng mình cần có một hệ thống quản lý vốn hoàn chỉnh .
——————
anh đã biết rằng việc thị trường có đảo chiều hay không là không quan trọng, thứ quan trọng là khi nào nó đảo chiều ?
” thời điểm là tất cả ! “
Nhưng anh cũng nhận ra rằng không ai có thể dự đoán chính xác khi nào thị trường đảo chiều hay 1 cổ phiếu sẽ hành động như thế nào.
Do đó Livermore bắt đầu thử nghiệm phương pháp của anh.
Mua / bán thăm dò theo hình kim tự tháp .
Giống như các vị tướng gửi đi vài người lính trinh sát để biết được tình hình của địch trước khi lâm trận.
Ông sẽ bỏ ra một khoản tiền nhỏ để thăm dò , nếu dự đoán của ông đúng ông sẽ chi ra nhiều tiền hơn .
=> Chiến lược này khác hoàn toàn người việt Nam mình , Múc to trước sau đó múc nhỏ dần .
Bật mí thêm ” 1 Bí mật quan trọng” : Ông luôn viết ra các con số phân phối khối lượng mua/bán lên giấy trước khi hành động .
Ví dụ : Ông muốn mua 10.000 $ cổ phiếu ABC .
Ông sẽ mua vào 1.000 $ cổ phiếu : Ông chấp nhận cắt lỗ 50% . Tương đương chấp nhận lỗ 500$ cổ phiếu .
=> ông chỉ lỗ 5% cho giao dịch đó nếu ông sai
Nếu 1.000 $ cổ phiếu mua vào có kết quả tích cực .
Ông sẽ mua thêm 2.000 , rồi đến 3.000 , rồi đến 4.000 .
Với chiến lược này , xét về mặt lợi nhuận sẽ không cao . Nhưng rủi ro là thấp nhất .
Với người Việt nhà mình thì ngược lại :
– Với chiến lược mua bán họ luôn all in one
– Nhồi lệnh khi lỗ
– Tố “Gấp đôi” khi lỗ .
-Họ lướt sóng , nhưng nếu lệnh đi ngược lại thì họ gồng lỗ và bảo rằng mình “Hold” dài hạn .
Những câu chuyện này xảy ra thường xuyên và chả có gì lạ lẫm với các tay chơi “Bitcoin” .
Qua bài viết này , hy vọng bạn sẽ tìm thấy cho mình một con đường sáng để tiếp tục tiến về phía trước .
Nếu bạn thấy những chia sẻ này là hữu ích và có ý nghĩa với cộng đồng .
Hãy chia sẻ nó để giúp ích cho nhiều người hơn .
Thân ái và chúc bạn ngày tốt lành , chúa phù hộ cho bạn .