CÁC THÀNH PHẦN KIẾN TẠO THỊ TRƯỜNG FOREX

    Mến chào bạn hữu đường xa đã trở lại ^^!

    Hôm nay Tiên Sanh sẽ tóm lược các thành phần kiến tạo thị trường Forex dựa trên góc nhìn chân thực và dễ hiểu của một nhà đầu tư thực chiến .

    Hy vọng qua sự thật ” trần trụi ” này các bạn có thêm kiến thức và nhận định đúng về “đám đông quá khích” này – nơi mà những tay môi giới gọi đây là “Thị trường nghìn tỷ ” hay “cơ hội làm giàu nhanh” .

    Đầu tiên các bạn cần biết thị trường Forex hình thành từ những năm 1990 ( có sau chứng khoáng ) .

    Thời điểm khai sinh thị trường Forex chỉ dành cho các ông lớn chơi với nhau , bao gồm :

    – Giới ngân hàng

    – Các tổ chức thương mại

    – Các quỹ tín thác 

    Mãi đến đầu những năm 2000 ( đời đầu của internet ) nhờ sự phát triển của internet và công nghệ ,Forex nhanh chóng được phổ biến đến toàn cầu . Nhờ đó thu hút một thành phần đông đảo các nhà đầu tư cá nhân , các quản lý quỹ ,.. tham gia . Và từ đó thúc đẩy thị trường Forex là thị trường có khối lượng giao dịch hàng ngày “vượt mặt ” chứng khoáng .

    Đến năm 2018 , khối lượng tiền giao dịch trên thị trường Forex mỗi ngày không dưới 5 tỷ đô la đủ để bạn thấy được sự to lớn , sôi động và thanh khoảng màu mỡ của Forex .

    Vậy , chúng ta chia các thành phần kiến tạo nên thị trường gồm :

    Nhà tạo lập thị trường – các ngân hàng lớn :

    Thị trường forex là một thị trường phi tập trung và nó xác định tỷ giá giao dịch nhờ vào các siêu ngân hàng trên thế giới. Dựa trên lực cung / cầu về các đồng tiền mà các ngân hàng này đặt chào mua / chào bán và chênh lệch mua bán .

    Các siêu ngân hàng này hàng ngày giao dịch khối lượng rất lớn cho bản thân nó và khách hàng của nó. Vài siêu ngân hàng loại này có thể kể tên là UBS, Barclay Capital, Deutsche Bank hay Citigroup. Có thể xem thị trường liên ngân hàng chính là thị trường forex

    Các Các siêu công ty:

    Các công ty tham gia vào thị trường forex với mục đích kinh doanh của nó. Như Apple trước hết cần đối đồng USD của nó để lấy đồng JPY khi mà nó cần mua các bộ phân thiết bị điện tử ở Nhật. Vì khối lượng giao dịch của Apple thì nhỏ hơn các siêu ngân hàng nên nó sẽ đàm phán với các ngân hàng thương mại nhỏ hơn cho việc giao dịch

    Nhà kiểm soát – Chính phủ và Ngân hàng trung ương

    Chính phủ và các NHTW như NHTW Châu Âu – ECB, NHTW Anh – BoE, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ – Federal Reserve (Fed) cũng có tham gia vào thị trường forex. Cũng như các cty, các chính phủ tham gia vào thị trường forex vì hoạt động của họ, cho việc thanh toán thương mại quốc tế hoặc để quản lý dự trữ ngoại hối

    Bên cạnh đó, các NHTW có thể tác động đến thị trường forex khi họ điều chỉnh tỷ giá hối đoái để quản lý lạm phát. Cách làm đó sẽ tác động đến giá trị đồng tiền. Có nhiều khi NHTW cũng can thiệp vào thị trường forex nhằm định giá lại đồng tiền của quốc gia khi họ nghĩ giá quá cao hoặc quá thấp, bằng cách mua / bán khối lượng lớn đồng tiền nhằm tạo biến đổi trong tỷ giá

    Dân đầu cơ:

    Dạng này đóng góp 90% khối lượng giao dịch trên thị trường. Nhà đầu tư tham gia vào thị trường forex với mong muốn kiếm lợi nhuận từ nó.

    Hiểu đơn giản như này :

    Ở một cái chợ mang tên “FOREX”

    Thì có các thành phần như sau :

    Người xây nên cái chợ : các anh chị siêu ngân hàng

    Mục đích họ xây nên là để lưu chuyển tiền tệ và kiếm lời nhờ việc buôn đi bán lại các “sản phẩm tiền tệ”

    Người kiểm soát chợ : chính phủ và các ngân hàng trung ương

    Mục đích của họ là kiểm soát và đảm bảo cái chợ đó hoạt động tốt , tạo ra dòng tiền để phục vụ phát triển kinh tế quốc gia , ngoài ra họ còn “điều tiết” hoạt động kinh doanh trong tầm kiểm soát bằng phương pháp ” điều chỉnh lãi suất ” 

    Người kinh doanh : các sàn môi giới  , các công ty lớn 

    Mục đích của các công ty là huy động vốn của nhà đầu tư để dùng vào công việc kinh doanh qua phương pháp phát hành cổ phiếu và bán cho nhà đầu tư mua . 

    Để việc “bán cổ phiếu ” này diễn ra nhanh và đảm bảo thì họ phải nhờ các sàn giao dịch đưa lên ” bảng điện tử ” cho quý nhà đầu tư mua . 

    Và khi bạn mua / bán các chỉ số , tiền tệ , cổ phiếu . thì những người kinh doanh này sẽ ăn hoa hồng và chênh lệnh giá để nuôi cái mồm của họ .

    Người mua hàng : đám đông các nhà đầu tư cá nhân , các quỹ .

    Họ là những người mua đi , bán lại các “hợp đồng giao dịch” . Việc mua bán này diễn ra khá giống hình thức đánh bạc . Tức là họ đặt cược tiền cho “nhà cái” và dự đoán giá sẽ LÊN hoặc XUỐNG . Nếu dự đoán của họ là đúng họ được 90% lợi nhuận , nếu dự đoán là sai họ mất 100% tiền .

    Xét về tổng quan thì trong thị trường này các ngân hàng , chính phủ và các sàn là những người “Sống dai bền vững”

    Còn đám đông người mua hàng thường thì sẽ mất tiền , kể cả khi họ thắng hoặc thua trong một giao dịch ( Hoặc mất 10% lợi nhuận hoặc mất hết ) .

    Điểm yếu của các nhà đầu tư là họ luôn bị các siêu ngân hàng , chính phủ và sàn kiểm soát mà không hề hay biết . Giống như người ta làm ra các CASINO là để móc tiền của bạn , bằng nhiều cách khác nhau họ sẽ móc tiền của bạn đấy.

    Lợi thế duy nhất của nhà đầu tư là tính linh hoạt : Bạn có quyền vào lệnh bất cứ lúc nào mà bạn cảm thấy tỷ lệ thắng của mình cao nhất và muốn đặt cược bao nhiêu tùy ý . Nhà cái thì không làm được điều đó .

    Vì thế Sanh rất mong muốn các bạn hãy thức tỉnh và đừng mơ mộng làm giàu nhanh bằng Forex , hãy nghiêm túc để nhìn nhận vấn đề trực quan . Không ai tạo sẵng nơi để bạn lấy tiền dễ dàng thế đâu – miếng fomat trong bẫy chuột đấy !  

    Qua bài viết này Tiên Sanh chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả và an lạc nhé . Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy comment bên dưới , mình sẽ trả lời ngay trong ngày cho bạn nhé .

    0 0 phiếu bầu
    Article Rating
    Đăng ký
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận