MẪU HÌNH TAM GIÁC GIẢM GIÁ
Cách nhận diện:
Mẫu hình thường được hình thành thành trong một xu hướng giảm giá theo dạng một mẫu hình tiếp diễn. Đôi khi nó cũng sẽ xuất hiện như một mẫu hình đảo chiều ở cuối xu hướng tăng, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở dạng tiếp diễn.
Hình dạng của mẫu hình giống như là một tam giác góc phải. Có ít nhất 2 đáy thấp như nhau hình thành một đường ngang ở phía dưới và ít nhất 2 đỉnh hình thành đường chéo đi xuống ở bên dưới.
Các thành phần chính của mẫu hình:
1. Xu hướng chính:
Để có một mô hình tiếp diễn, cần có một xu hướng được hình thành trước đó. Tuy nhiên vì đây là một mẫu hình giảm giá, nên độ dài và thời gian của xu hướng hiện tại không quan trọng bằng độ mạnh của sự hình thành xu hướng đó.
2. Đường ngang phía dưới:
Cần ít nhất hai đáy để tạo thành một đường ngang phía dưới. Các đáy không cần phải thấp như nhau, nhưng phải ở gần nhau. Và các đáy này phải cách nhau một đỉnh trên.
3. Đường chéo đi xuống ở phía trên:
Cần có ít nhất hai đỉnh giảm dần để tạo thành một đường chéo đi xuống ở phía trên. Những đỉnh sau phải liên tiếp thấp hơn những đỉnh trước (Lower Highs) và cách nhau một đáy phía dưới. Nếu những đỉnh sau bằng hoặc cao hơn đỉnh trước, mẫu hình tam giác giảm dần sẽ không hợp lệ.
4. Thời gian:
Độ dài của mẫu hình có thể dao động từ vài tuần đến nhiều tháng, trung bình sẽ là từ 1-3 tháng.
5. Khối lượng:
Trong quá hình thành mẫu hình, khối lượng thường thu hẹp dần. Khi lần phá vỡ hỗ trợ dưới diễn ra, lý tưởng nhất là sẽ có một sự gia tăng lớn về khối lượng để xác nhận, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần như vậy.
6. Hỗ trợ trở thành kháng cự:
Một nguyên lý cơ bản của PTKT là hỗ trợ bị phá vỡ sẽ thành một kháng cự trong tương lại và ngược lại. Khi đường ngang hỗ trợ trên của mẫu hình bị phá vỡ, nó sẽ trở thành kháng cự tiềm năng. Đôi khi sẽ có một nhịp phục hồi về mức kháng cự mới này trước khi bắt đầu xu hướng một cách “nghiêm túc”.
7. Mục tiêu giá:
Một khi phá vỡ hỗ trợ dưới, có thể dự báo giá mục tiêu bằng cách đo khoảng cách rộng nhất của mẫu hình và áp dụng ở điểm phá vỡ.
Cách kiếm lời khi nhận diện mô hình tam giác giảm :
Khi giác phá vùng hỗ trợ ở cạnh dưới tam giác cho bạn tín hiệu bán. Bạn cần đặt 1 lệnh Sell , stopp loss bằng 1/2 chiều cao tam giác .Điểm chốt lời bằng 100% chiều cao của tam giác .
Ví dụ :
Mô hình này được hình thành bởi giao cắt của đường ngang hỗ trợ (support) và đường xu hướng giảm. Đây có thể là tín hiệu tiếp tục của chuyển động nếu mô hình này xuất hiện trong một xu hướng giá giảm.
Trong H4, tín hiệu hợp nhất vào đầu xu hướng tăng cho thấy phe mua (bull) không thể đẩy giá cao hơn. Như vậy, tam giác giảm sẽ được thiết lập với đường hỗ trợ ở mức 0.7470. Chúng tôi quyết định tham gia vào thị trường tại ngưỡng phá vỡ đường hỗ trợ (support) và đặt lệnh bán tại 0.7455.
Điểm dừng lỗ được đặt 10 pip trên biến động tăng cuối cùng, ở mức 0,7534 và chốt lãi tại 0,7367.
Tổng kết :
– Dù ở dạng mẫu hình tiếp diễn hay đảo chiều, thì mẫu hình đều cho thấy một quá trình phân phối và một xu hướng giảm sau đó (điều này khác với mẫu hình tam giác cân thể hiện sự trung tính nhiều hơn).
– Đường hỗ trợ ngang ở phía dưới của mẫu hình thể hiện lực cầu mua vào rất lớn để ngăn chặn đà di chuyển xuống của cổ phiếu ở một mức nhất định.
– Đường chéo kháng cự đi xuống ở phía trên cũng thể hiện sức mạnh của bên bán đang tăng dần và vượt trội hoàn toàn ở điểm phá vỡ.
Nếu có phần nào chưa hiểu hay có thắc mắc gì thì bạn vui lòng để lại comment và đừng quên để lại 1 like, 1 share để đón xem những bài viết mới nhất nhé .
Chúc các bạn một ngày làm việc an lạc và hiệu quả .